3/19/2017

Posted by Unknown |

Chương 2:

   Tôi bắt đầu sống cùng anh.
   Sáng ra , tôi vào bếp xách thùng ra giếng lấy nước để nấu cơm và giặt giũ. Có một chiếc máy phát điện nhỏ đặt trong căn hầm dưới nền nhà, chúng tôi đủ điện dùng nhưng không có máy bơm nước. Từ nhà ra đến chiếc giếng ở góc vường là một con đường lát đá quanh co. Tôi không đi đúng đường mà cứ băng thẳng qua con vườn, giẫm lên vô số cỏ hoa.

   Chiếc thùng gỗ buộc dây thừng được thả xuống giếng, tiếng nước ì oạp vang lên. Đây là lần đầu tiên tôi kéo nước, thì ra nó khá nặng. Tôi tranh thủ đánh răng luôn. Trong khi ngủ nước bọt tiết ra ít hơn khiến trong miệng có nhiều chất bẩn, nên phải dùng bàn chải để làm sạch.

   Những nhu yếu phẩm như bàn chải hay nguyên liệu nấu ăn đều cất trong kho ngầm dưới đất, sát với căn phòng tôi ra đời. Sau cánh cửa sập ở hành lang là một không gian khổng lồ cất đầy thực phẩm đủ dùng cho vài chục năm.

   Sách nước về rồi, tôi lấy một lượng thực phẩm vừa phải, hái một ít rau trong vườn rồi nấu nướng bằng bếp điện. Sau đó là ăn sáng và pha cà phê. Trong khi tôi nấu nướng, anh từ trên gác xuống, ngồi vào ghế.
  
   “ Ảnh chụp và băng ghi hình ngày trước, anh đều không giữ lại à?” tôi hỏi lúc anh đang ăn.

   Cơm nước và thu dọn xong xuôi, anh mới lấy ra mấy tấm ảnh rồi bước đến bên tôi. Ảnh rất cũ đã bạc mầu. Đó là quang cảnh cuộc sống trong thành phố, xe cộ và người đi lại như mắc cửi giữa các tòa nhà cao ngất.

   Tôi nhận ra anh trong một tấm ảnh, phía sau lưng có nhiều thiết bị, tôi liền hỏi dò đó là nơi nào. Anh đáp đó là nơi ngày trước anh công tác. Trong một tấm ảnh khác tôi nhìn thấy một phụ nữ có vóc dáng, mái tóc và khuôn mặt giống tôi.

    “ Hình dánh như cô khá phổ biến.” Anh nói.
    Ngôi nhà này nằm ở chỗ tiếp giáp giữa núi và đồi. Phía bên kia ngọn đồi có con đường nhỏ. Cỏ dại mọc tràn lan như chưa từng có người qua lại, dẫn từ chân núi lên tới ngôi nhà là điểm cuối cùng.

    “ Đi hết đường này có gì ở chân núi ạ?” vào một bữa sáng tôi hỏi.
     “Bãi hoang.” Anh ta vừa nghiêng cốc vừa trả lời. Nhìn qua cây cối trong vườn có thể thấy chân núi. Có lẽ thành phố có thật, nhưng không có con người, giờ chỉ còn là những kiến trúc đổ nát và cây cối mọc trùm lên phủ kín.
 
   Trong một bữa sáng khác, anh ta dùng dĩa xiên vào sa lát cho tôi nhìn. Những lá rau có vết gặm nhấm, rau này đều hái ở trong vườn. “ Có thỏ mò tới.” Anh ta nói.
  
    Chúng tôi vẫn ăn hết, chẳng bận tâm có vệ sinh hay không. Nhưng không bị thỏ gặm thì vẫn hơn. Sau bữa ăn, tôi vừa nghĩ ngợi vừa đi quanh ngôi nhà. Cảnh tượng khi sinh mệnh anh chấm dứt hiện lên trong đầu tôi. Rồi đến lượt tôi. Thời gian hoạt động của tôi đã được lập trình sẵn, dù nó còn dài nhưng tôi vẫn có thể tính ra bằng đơn vị giây đồng hồ. Tôi đưa cổ tay lên áp vào tai, có tiếng mô tơ chạy, tất cả đều sắp dừng lại.

    Tôi xuống hầm ngầm tìm cái xẻng trong nhà kho. Có lẽ tôi nên tập trước động tác dùng xẻng đào huyệt trong khi chờ đến ngày chôn anh xuống mộ. Tôi không hiểu chết nghĩa là gì. Sẽ ra sao? Đào bao nhiêu cái huyệt rồi mà tôi vẫn cứ nghĩ mãi về câu hỏi đó.

   Trong ngôi nhà này, bên cạnh mỗi ô cửa sổ đều đặt một cái ghế. Bàn ngày anh luôn ngồi trên một trong những số đó. Tất cả đều là ghế đơn bằng gỗ. Chỉ có một ghế dài bên ô cửa sổ trông ra giếng nước. Tôi bước lại gần, hỏi anh có cần gì không, anh thường mỉm cười đáp. “ Không.” Đôi khi tôi bưng cốc cà phê đến, anh ta chỉ nói “cảm ơn”. Rồi lại đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, vẻ mặt bâng khuâng.

    Lại có mấy  lần không thấy anh ở nhà, tôi đành ra ngoài tìm. Giữa mầu xanh bạt ngàn của quả đồi là mầu trắng của cây thập tự. Và anh đứng bên cạnh, mặc đồ trắng. Tôi hiểu rằng, mộ là nơi chôn cất người chết, nhưng lại không hiểu anh ra đó làm gì. Chú anh đã bị phân hủy từ lâu và biến thành dinh dưỡng để nuôi cây cỏ xung quanh rồi kia mà!

    Trước khi tôi được chế tạo để đưa vào ngôi nhà này. Sân vườn ở đây đã mọc đầy những cây rau xanh tốt. Có lẽ do anh trồng, tôi chỉ tiếp tục chăm sóc mà thôi. Thỉnh thoảng có thỏ xuất hiện. Nó không thèm ăn các thực vật trong rừng mà cứ mò đến tận đây để ăn rau của chúng tôi và gửi lại các vết răng.

   Lúc rỗi rãi không có việc gì làm, tôi nấp trong vườn rau để theo dõi nó. Thân hình bé nhỏ mầu trắng của con thỏ lúc ẩn lúc hiện giữa các cây rau, tôi liền đứng bật dậy định bắt. Nhưng các chức năng trong người tôi chỉ như của một phụ nữ bình thường, đương nhiên không thể tóm được. Như muốn chế nhạo tôi, nó chạy vụt qua vườn rau rồi biến vào rừng cây.

   Đang đuổi theo con thỏ, tôi bỗng vấp chân rồi ngã sóng soài. Có tiếng cười vọng ra từ cửa sổ. Ngoảnh đầu lại, thấy anh đang cười với mình, tôi đứng lên phủi đất bám trên bộ quần áo trắng. “ Càng sống, cô sẽ càng trở nên giống con người.”

    Đến lúc quay vào nhà, anh vẫn cười. Tôi chẳng hiểu những gì, nhưng nụ cười đó làm tôi nhột nhạt, lồng ngực tôi râm ran, người nóng bừng lên, chỉ biết đưa tay lên gãi đầu. Có lẽ đây gọi là “xấu hổ”? na ná như “bối rối”. Ngoài ra, tôi còn thấy hơi tức, vì anh cứ cười mãi không thôi.

   Lúc ăn cơm trưa, anh gỡ 2 tiếng lên bàn để tôi chú ý. Tôi đang húp canh, bèn ngẩng đầu lên. Anh lại cầm cái nĩa giơ những lá rau ở món xa lát lên cao, trên đó nham nhở vết răng thỏ. “ Rau ở trong bát canh của tôi, và rau ở đĩa xa lát đều có vết răng thỏ. Sao suất của cô lại không có?”

   “ Chắc là ngẫu nhiên mà thooiaj, thuộc về khái niệm xác suất.” Tôi trả lời như vậy rồi tiếp tục ăn món xa lát không bị thỏ gặm của mình.

    Trên tầng 2 có một căn phòng bỏ trống, không có giá sách, bàn ghế hoặc lọ hoa, tường xung quanh trơ khắc. Chỉ có một bộ đồ chơi xếp hình bằng nhựa ở chính giữa sàn. Đồ chơi của trẻ con. Tôi chưa nhìn thấy trẻ con, nhưng tôi có kiến thức về mảng này. Lần đầu tiên đứng ở cửa nhìn vào trong phòng, là lúc nắng chiều đang rọi vào. Cả căn phòng bừng sánh rực rỡ, mầu đỏ của những mảnh ghép càng thắm hơn. Các mành ghép đã được lắp ghép thành hình một con thuyền buồm, kích cỡ không to mấy, nhưng mũi thuyền đã rụng xuống, các mảnh lả tả nằm rải rác trên sàn nhà.

   “ Tại tôi bị ngã nên làm hỏng nó.”

    Chẳng biết anh đứng sau lưng tôi lúc nào. Anh cho phép tôi được xếp thử, tôi bền dỡ bung tất cả xếp thành đống rồi nghĩ cách để xếp thành một hình gì đó. Nhưng tôi không nghĩ ra. Tay cầm những mảnh ghép, tôi cảm giác bộ não của mình đang nhanh chóng hoen rỉ. “ Với người như cô, có lẽ sáng tác là rất khố...”

   Theo anh, tôi chỉ có thể làm theo những bản thiết kế đã có sẵn hoặc những cách thức được chỉ dậy. Anh bảo tôi không thể sáng tác âm nhạc hay hội họa. Đối diện với đống mảnh ghép lộn xộn này tôi đành bó tay.

   Khi tôi không chơi nữa, anh ngồi xuống trước những mảnh ghép và bắt đầu xếp thành hình. Mặt trời đã lặn, xung quanh bắt đầu tối dần, những ngọn đèn được cài đặt sẵn liền bật sáng. Ánh sáng chiếu khắp vườn ra rọi cả vào trong nhà.

   Tôi bật điện trong phòng, anh đã xếp xong con thuyền buồm đỏ thắm, chăm chú nhìn ngắm thành quả của mình từ đủ các góc. Nếu mình biết lắp ghép như anh thì hay quá, tôi thầm nghĩ.

   Xung quanh ngọn đèn chiếu sáng giếng nước luôn có những con thiêu thân bay lượn. Buổi tối ra giếng đánh răng, chúng tôi thường nhìn thấy bóng chúng chập chờn trên mặt đất. Chúng tôi súc miệng rồi nhổ xuống rãnh thoát nước, hình như nước chảy qua phía dưới khu rừng rậm rạp rồi đổ ra con sông lớn ở chân núi.

    Trước khi mỗi người trở về phòng ngủ của mình, chúng tôi mở đĩa nhạc trong phòng khách. Cả 2 chúng tôi đều thức khuy, cùng đánh cờ trong tiếng nhạc chậm rãi êm đềm. Kết quả thắng thua là ngang nhau. Não bộ của tôi chỉ có chức năng tương đương với người bình thường.

    Cửa sổ được lắp rèm mỏng để chống côn trùng bay vào nhà. Gió đêm lay động những thanh kim loại trên đó, phát ra âm thanh cao vút. “ Âm thanh từ cửa sổ giống như âm nhạc do gió sáng tác. Tôi rất thích những âm thanh này.” Tôi nói.

   Tôi thở dài, thứ âm thanh đó, khi mới nghe cứ ngỡ chúng không có quy luật, nhưng chẳng rõ từ khi nào tôi không nghĩ như thế nữa. Một tháng trời sống ở đây khiến tâm hồn tôi dần chuyển hóa.

    Đêm đó, anh về phòng còn tôi bước ra ngoài đi dạo. Ánh đèn sáng bạc trải trong vườn. Ngọn đèn mắc trên cái cột kim loại, côn trùng bay rào rào xung quanh nhưng bị chao đèn chặn lại. Giữa trời đêm, tôi đắm mình dưới anh điện và ngẫm nghĩ về những đổi thay của bản thân.

   Tôi ra giếng, nhưng không đi theo đường tắt mà đi theo con đường nhỏ ngoằn ngèo lát đá, chầm chậm đi từng bước một để không giẫm phải hỏa cỏ bên đường. Không còn mải miết rút ngắn thời gian và sức lực như trước, vừa đi vừa ngắm nhìn cảnh vật là một niềm vui.

   Khi tỉnh lại dưới hầm ngầm và ra ngoài lần đầu tiên, tôi chỉ biết căn cứ vào khoảng không rực sáng, thân nhiệt tăng lên để hiểu về mặt trời. Giờ đây mặt trời đã có ý nghĩa rất sâu sắc đối với tôi, mặt trời chỉ có thể dùng thơ ca để thể hiện, và sự tồn tại của nó liên quan mật thiết với nơi sâu thẳm của lòng người.
Tôi bắt đầu yêu mến rất nhiều điều.

   Ngôi nhà với tường phủ đầy cây cối. Thảm cỏ trải rộng khắp quả đồi. Cảnh cửa đơn mở rộng thông xuống hầm ngầm. Tổ chim trên nóc nó. Bầu trời xanh thẳm trên cao. Và những đám mây vũ tích đôi khi xuất hiện. Tôi không thích cà phê đắng nên hay bỏ nhiều đường. Nhấp một ngụm khi nó vẫn còn nóng, vị ngọt và cảm giác âm ấm lan trong khoang miệng khiến tôi hăng hái hẳn lên.

    Tôi sẽ chuẩn bị bữa ăn, lau chùi quét dọn, giặt quần áo trắng, lấy kim chỉ vá những chỗ rách.... Bướm sẽ bay qua ô cửa sổ rồi đậu trên những chiếc đĩa than, trong khi tôi lim dim mắt lắng nghe âm thanh của gió...

   Tôi ngẩng đầu nhìn bầu trời đêm. Phía sau ánh đèn điện là vầng trăng sáng. Làn gió nhẹ tràn đến, cành lá đung đưa xào xạc. Tôi dường như thích tất cả mọi thứ, kể cả anh.

    Nhìn xuyên qua muôn vàn cây cối, tôi lại thấy thành phố hoang phế. Ở đó không có ánh đèn, tất cả chỉ là một màn đen tối. “ Một tuần nữa tôi sẽ chết.”

    Sáng hôm sau, anh thức dậy, rồi nói với tôi câu này. Có lẽ những thao tác kiểm tra chính xác sẽ cho chúng ta biết thời gian mình phải chết. Nhưng tôi vẫn không hiểu rõ “ chết” là gì. Tôi chỉ có thể trả lời anh rằng: “ tôi biết rồi ạ.”

0 nhận xét:

Post a Comment